Mỗi người một số phận, có người khi gặp phải trắc trở thì không muốn vượt qua số phận, chỉ muốn buông xuôi cho dòng đời sắp đặt. Thế nhưng bạn có biết đằng sau cuộc sống tấp nập thì có những mảnh đời không cam chịu chấp nhận số phận, biết vươn lên và điều mà chúng tôi thấy đó chính là sự lạc quan. Chúc ta sẽ cùng đọc một câu chuyện sau đây về cậu học trò không cam chịu số phận nhé!
Giấc mơ của cậu bé nhà nghèo
Cuộc sống hàng ngày của cậu học trò ...
Sáng sớm đi phụ bán cà phê, trưa về dạy học cho mấy đứa trẻ hàng xóm, còn chiều, tối ngồi may giày đến 1 giờ sáng mới đi ngủ. Đó là thời khóa biểu trong dịp hè của em Lê Minh Đại, hiện là học sinh lớp 11A2 Trường THPT Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.
Hàng ngày Đại dậy sớm, lót dạ chén cơm nguội, rồi tranh thủ đạp xe đến quán cà phê mà em đang làm thêm. Đại làm ở đây đến trưa sau đó về nhà lùa vội chén cơm để kịp lúc mấy đứa trẻ hàng xóm ôm sách vở đến nhà để nhờ em dạy học. Đại dạy miễn phí vì “học trò” đều là con nhà nghèo. Thỉnh thoảng mấy phụ huynh góp mỗi người vài chục ngàn đưa “thầy” Đại mua sách vở.
Đó là thời khóa biểu của Đại những ngày không đi học. Hết hè, Đại trở lại trường, lịch làm thêm giúp mẹ có chút thay đổi. Cứ khoảng 5 giờ chiều Đại đạp xe qua nhà cậu lấy giày về may tại nhà. Đêm đến, hai mẹ con ngồi may giày thêm mà mẹ Đại nhận từ công ty về. Nhiều hôm thiếu tiền trả nợ, hai mẹ con ngồi may đến gần 2g sáng để kiếm thêm tiền. Có hôm Đại ngồi may khuya quá, mắt nhòe không thấy đường may nên bị kim đâm vào tay, túa máu. “Đau lắm nhưng em không dám cho mẹ biết vì sợ mẹ buồn... Mỗi đôi giày được 18.000 đồng tiền công, may khoảng hai giờ. Số tiền này em dành dụm để trang trải cho việc học” - Đại nói.
Tuổi thơ Đại là những tháng ngày cơ cực, bố mất khi em mới được 5 tuổi, hai mẹ con phải về quê (Đồng Nai) tá túc nhà người thân. Hai mẹ con lúc ở nhờ nhà cô cậu, khi ở nhà bà ngoại, khi ra thuê nhà trọ và hiện nay thì đang ở nhờ nhà của dì Tư (em gái mẹ).
Có thời gian mẹ Đại bị viêm xoang nặng, thường xuyên bị choáng, không đi làm được nên phải nhập viện chữa trị. Viện phí phải chạy vạy vay mượn khắp nơi. Khi mẹ Đại ra viện, tiền nợ chưa trả hết thì Đại lại bị đau ruột thừa phải nhập viện để mổ. Mẹ Đại phải đi vay tiền ngân hàng để chữa trị cho Đại. Nợ nần chồng chất, mẹ Đại gắng đi làm tăng ca để lấy tiền trả nợ. Đại thì lao vào làm thêm phụ mẹ. Số tiền lương ít ỏi 2 triệu đồng/tháng mẹ Đại dùng để trả nợ dần dần, chỉ dám trích ra một khoản nho nhỏ để chi tiêu cho hai mẹ con hằng tháng.
Đại hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, những nỗi cơ cực của mẹ nên phấn đấu học giỏi để thoát nghèo. Suốt 11 năm liền, Đại là học sinh giỏi, nằm trong đội tuyển thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn vật lý...
Cô Lan Phương, giáo viên chủ nhiệm của Đại, nhận xét về cậu học trò của mình: “Hoàn cảnh thiếu thốn nhưng Đại rất cố gắng vươn lên, là cậu học trò có nghị lực. Trong lớp, Đại luôn là học sinh trong tốp đầu của lớp, ngoan, học giỏi, tích cực tham gia các phong trào của trường, hay giúp đỡ các bạn trong lớp...”.
“Em mơ ước trở thành bác sĩ để sau này có thể chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Nhưng con đường để em đến với ước mơ này đang còn chông gai lắm. Sau khi học xong lớp 12, em định hoãn thi đại học một năm để lên thành phố kiếm tiền và năm sau đi thi đại học” - Minh Đại ngậm ngùi...
Bài viết: Giấc mơ của cậu bé nhà nghèo
Thật đáng khâm phục với ý chí và nghị lực của Đại. So với em thì rất nhiều bạn trẻ bây giờ tuy có hoàn cảnh gia đình khấm khá nhưng lại chơi bời lêu lổng không biết trân trọng mồ hôi công sức của cha mẹ. Mong Đạt có thể vượt lên hoàn cảnh và tiếp tục trao dồi học vấn của mình.
ReplyDeleteMình học chung trường và cũng ở gần nhà của Đại. Gia cảnh bạn ấy tuy khó khăn vất vả nhưng Đại học giỏi lắm. Các bạn trong xóm có bài nào không hiểu đều chạy qua nhờ Đại chỉ giúp.
ReplyDelete