Việt Nam chúng ta đang có quá nhiều nỗi buồn, những nỗi buồn mênh mang bất tận làm người ta cứ xoáy vào suy nghĩ. Nỗi buồn mang tên kinh tế khủng hoảng trượt dài đã làm khủng hoảng biết bao con người. Nỗi buồn kinh tế là nếu và có thể, tức là chúng ta quản lý tốt, chúng ta có những cán bộ quản lý thật sự có tài và có tâm với đất nước và nền kinh tế thế giới khởi sắc thì chúng ta sẽ có lãi…Nhưng nỗi buồn mà hiện nay làm chúng ta hoang mang và sợ hãi hơn cả đó là nỗi buồn về ngành y tế nước nhà, có thể coi là vấn nạn giữa tắc trách + tham nhũng + y đức xuống dốc đang làm cho người ta sợ hãi, làm cho chúng ta mất luôn niềm tin vào những sứ thần được thượng đế cử xuống trần gian cứu người. Đối với ngành y tế thì hiện nay, càng nhìn vào càng thấy buồn, đơn giản vì câu nói 'lương y như từ mẫu" giờ đã không còn nữa. Những thông tin chi tiết về ngành y tế sau đây sẽ cho bạn biết thêm về thực trạng ngành y tế hiện nay.
Thực trạng đáng buồn của ngành y tế nước ta
Chưa bao giờ nền y tế Việt Nam bước vào cơn khủng hoảng niềm tin như hiện nay, chưa bao giờ dư luận đổ dồn sự chú ý vào ngành y tế như hiện nay. Bởi đơn giản ngành y tế đang dần đánh mất đi những giá trị cốt lõi thâm căn cố đế mà đáng lẽ ra nó phải giữ lại được. Chính những “thiên sứ áo trắng” thường được nhân dân ví như những người sinh ra mình thứ hai, những người có thể cứu vớt họ khỏi lưỡi hái tử thần thì hiện nay lại đang làm cho họ lo sợ, hãi hùng. Liệu có ai không sợ hay không khi một loạt vấn nạn của ngành y tế vừa qua đã được phanh phui bởi báo chí và vấn đề y đức lại nóng bỏng hơn bao giờ hết. Chốt lại nếu ai nghĩ đến ngành y tế vào thời điểm này chỉ có một từ buồn, một nỗi buồn dai dẳng, bất tận.
Nỗi buồn thứ nhất là đến từ những tắc trách trong công việc, những sự cẩu thả của một bộ phận y bác sĩ đã khiến cho những vụ việc dở khóc dở cười, và đau đớn hơn là những tai nạn thương tâm đã xảy ra xuất phát từ sự cẩu thả của Bác sĩ. Có ở đâu như xứ ta, ngành y tế có những chuyện hết tréo nghoe như gãy chân phải, bác sĩ bó bột chân trái như trường hợp cháu Thạch tại Hương Sơn, Hà Tĩnh. Hay ảo tung chảo hơn là trường hợp “Vỡ xương tay phải, bó bột tay trái” của trường hợp anh “Anh Trần Ngọc Thạch (25 tuổi) ở phường Nghĩa Lộ, TP Quảng Ngãi”. Và có trường hợp đau đớn xuýt hại cả một gia đình như trường hợp “Chị Oanh vừa sinh xong thì gia đình nhận được hung tin, chị dương tính với HIV, nhưng đây lại là tin vịt xuất phát từ cách làm ăn chụp giật của các y bác sĩ bệnh viện Thanh Hóa. Nhưng ngay sau đấy khi mọi việc vỡ lẽ ra kết quả xét nghiệm giởm thì ông Lê Tiến Toàn giám đốc Bệnh Viện Đa Khoa thành phố Thanh Hóa đã dõng dạc trả lời với báo giới rằng đây là “sai sót nhỏ”. Chẳng lẽ đến khi cả gia đình chị Oanh đem nhau đi tự tử thì mới là sai sót lớn? Vậy mà một vị “đại thiên sứ áo trắng” đã phát ngôn một cách hồn nhiên rằng “chỉ là sai sót nhỏ” như chưa hề có chuyện gì, và sau đấy cũng chẳng nhắc mỏ gì đến bồi thường thiệt hại tinh thần. Hay đang ồn ào nhất là kết quả điều tra vụ tiêm vắc xin gây tử vong ba trẻ em ở bệnh viện Hướng Hóa, Quảng Trị. Cuối cùng thì thiên hạ mới vỡ lẽ ra các bác sĩ đã tiêm ngay một liều co bóp tử cung, thế không chết mới là lạ. Chính những sự tắc trách mà các bác sĩ đang dần coi như cơm bữa là mối nguy hiểm đang rình rập các bệnh nhân. Nếu đúng nghĩa thì người bệnh khi đến bệnh viện sẽ yên tâm rằng những “lương y như từ mẫu” sẽ còn nước còn tát để họ yên lòng. Nhưng nếu xét ở tình thế bây giờ đã khác, họ đến bệnh viện cũng đối mặt với một sự nguy hiểm nhất định, đó là biết đâu mình lại nằm trong xác suất của những trường hợp “chỉ là sai sót nhỏ” như ông Toàn đã nói.
Nỗi buồn thứ hai, đó là buồn về y đức. Y đức là thứ mà đáng ra mỗi y, bác sĩ phải tuyên thệ suốt đời sẽ đi theo những lời thề đó. Chúng ta chỉ đơn giản nghĩ về y đức là như thế này. Khi đứng trước một bệnh nhân, dù nghèo hèn, sang giàu, quan hay dân, ân nhân hay kẻ thù của họ thì việc đầu tiên họ phải làm là cứu giúp người đó mà không mảy may nghĩ đến những điều khác. Nhưng bây giờ có lẽ không như thế nữa. Y đức bây giờ phải chăng đang xuống đến đáy và âm đáy. Điểm qua những vụ việc trong ngành y tế đã minh chứng cho sự xói mòn đạo đức trong ngành y tế vừa qua như là vụ nhân bản kết quả xét nghiệm tại bệnh viện Hoài Đức Hà Nội gần đây, hay thiên hạ đang um xùm lên vụ Bác sĩ của thẩm mỹ viện Cát Tường vừa vứt xác của một khách hàng xuống sông Hồng-vụ việc mà tôi đề cập ở trên. Có đau lòng hay không khi những hành đông phi nhân tính của một người khoác trên mình áo blu trắng, đây là hành động tội lỗi của mọi sự tội lỗi. Những vụ việc như nhân bản kết quả xét nghiệm còn đánh giá được rằng y đức bây giờ hình như không giành cho người nghèo nữa. Những bệnh nhân bị nhân bản kết quả xét nghiệm theo kiểu “random” trên đây hầu hết là những người đi khám theo dịch vụ y tế của Nhà nước hỗ trợ qua thẻ bảo hiểm. Vậy nhưng cái giá trị mà họ nhận được thật là phũ phàng. Người dân dường như không tin vào đạo đức của các y bác sĩ nữa, và cũng đồng nghĩa với việc họ không biết bấu víu vào đâu khi nhìn vào viễn cảnh ngành y tế mà trong đó đạo đức đang dần đi về âm vô cực.
Nỗi buồn thứ ba là nỗi buồn về tham nhũng, lợi ích nhóm trong ngành y tế đã lũng đoạn và kéo theo nhiều hệ lụy xấu khác. Cứ khi nào báo chí vạch mặt thì thiên hạ mới dám lên tiếng hùa theo, bình thường chẳng ai biết, chỉ người trong cuộc mới biết. Đó là các y bác sĩ đang làm tiền trên mọi phương diện. Sự nghiệp xã hội hóa ngành y tế chúng ta đang đi đâu và về đâu khi liên tục trong thời gian qua nhiều vụ có liên quan đến “lợi ích nhóm” đã bị phát giác trong ngành y tế. Những vụ điển hình như vụ đánh tráo thủy tinh thể tại Bệnh viện mắt Hà Nội; hay sự sai phạm động trời tại hai bệnh viện lớn ở thành phố Hồ Chí Minh cụ thể là lợi ích nhóm tại bệnh viện Bình Dân, hay vụ ăn phim X-quang, ép bệnh nhân mổ dịch vụ tại bệnh viện chẩn thương chỉnh hình ở thành phố Hồ Chí Minh; một loạt vụ sai phạm ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Sài Gòn…Ở những vụ việc này chúng ta đều thấy một kịch bản chung là nghĩ cách để đem của công phục vụ cho lợi ích riêng của một nhóm người từ chóp bu trở xuống.
Có lẽ cái buồn kể ra còn nhiều lắm, và biết bao giờ cho hết đây khi mà những vụ việc này xảy ra thì các cán bộ lãnh đạo ngành y tế vẫn lấp liếm, vẫn cố giữ ghế vững như bàn thạch, vẫn những câu trả lời suôn luột rằng chỉ là sai sót nhỏ rồi ngành y tế đổ lỗi cho ngành giáo dục và còn đủ thứ khác nữa... Những vụ việc được phanh phui ra và những người làm sáng tỏ vụ việc như chị Nguyệt, chị Thủy rồi cũng chẳng ai quan tâm, vinh danh, và thậm chí còn bị phớt lờ và khinh rẻ vì đã phản bội lại lợi ích của đồng nghiệp. Khi mà lãnh đạo cố lấp liếm, người tốt bị coi thường thì cái vấn nạn mang tên nỗi buồn của ngành y tế có lẽ vẫn mãi tiếp diễn.
Bài viết: Nỗi buồn mang tên ngành " Y Tế "
Đúng là nỗi buồn mang tên ngành y tế thật rồi ! Rồi xem chị Tiến sẽ sử lý ra sao ????
ReplyDeleteLương y như từ mẫu chỉ có ngày xưa thôi! Lương y bây giờ đâu bằng lương tháng được :)
ReplyDeleteNgành y tế hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng, đội ngũ nhân viên y bác sĩ đạo đức ngày càng đi xuống, nếu không có các biện pháp quán triệt, nước ta sẽ đi xuống mất.
ReplyDeleteBây giờ tới bệnh viện chữa bệnh còn sợ hơn là lúc cận kề cái chết
ReplyDelete