Trong cuộc sống có bao giờ bạn chứng kiến những người xung quanh mình bị nổi những mảng đỏ sưng phù trên da , chúng có hình dạng to nhỏ khác nhau nhưng khiến cho họ cảm thấy rất ngứa ngáy. Những tổn thương ngoài da này có thể biến mất chỉ sau vài giờ nổi lên hoặc nó có thể kéo dài hàng tháng. Đó chính là bệnh mề đay.
Nổi mề đay dùng để chỉ hiện tượng da bị dị ứng khiến cho lớp bì trên da bị viêm và gây ra những mảng phù nề bên ngoài da. Bệnh luôn xuất hiện kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ tại chỗ da bị viêm khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu, toàn thân bứt rứt đứng ngồi không yên và nặng hơn nó có thể khiến bạn bị khó thở. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh và loại mề đay bạn mắc phải là cấp tính hay mãn tính , bác sĩ điều trị sẽ kê cho bạn loại
thuốc chữa trị bệnh mề đay mẩn ngứa thích hợp.
Thủ phạm gây ra bệnh mề đay?
Có khá nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay mẩn ngứa và nó thường bắt nguồn từ ăn uống cũng như môi trường sống của chúng ta. Những thủ phạm dứơi đây thường khiến bạn mắc phải căn bệnh này:
- Do dị ứng với thực phẩm: Đồ biển được xem là loại thực phẩm khiến nhiều người dị ứng nhất. Bạn có thể nổi mề đay chỉ sau vài phút ăn tôm, cua, sò , nghêu, cá biển... Một số người lại không ưa dâu tây, hành tỏi, hay cà chua. Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng bất kì loại thực phẩm nào cũng có thể gây bệnh nếu cơ địa của bạn không thích ứng được với nó.
- Một số người lại bị dị ứng với các chất phụ gia , các chất bảo quản thực phẩm hay màu nhuộm thực phẩm.
- Một số thuốc điều trị bệnh đau nhức xương khớp, thuốc ngủ, thuốc an thần, pellicinlin... cũng được xem là có khả năng kích ứng khiến da bị nỏi mề đay.
- Các ổ nhiễm trùng lâu ngày do mắc các bệnh như sâu răng, viêm mũi họng, nhiễm trùng đường tiết niệu thường gây bệnh mề đay mãn tính.
- Một số người thì bị dị ứng khi tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn, hay lông chó mèo
- Ngoài ra , căn bệnh ngoài da này cũng có xu hướng tiến triển theo thời tiết, cảm xúc và thói quen mặc quần áo bó sát của bạn.
Bệnh mề đay được chia làm 2 loại là mề đay cấp tính và mãn tính:
- Mề đay cấp tính: Bệnh xuất hiện đột ngột và biến mất nhanh chóng y như tên gọi của nó. Bạn có thể bị sốt cao, nôn mửa, khó thở trong thời gian nó xuất hiện. Với loại này thì bệnh chỉ kéo dài trong vài phút hoặc vài tiếng thì khỏi hoàn toàn và có khi không tái phát trở lại.
- Mề đay mãn tính: Trường hợp bệnh kéo dài trên 8 tuẩn thì được xem là mề đay mãn tính. Trong khoảng thời gian này bệnh có thể kéo dài liên tục hoặc phát triển ngắt quãng khiến bạn phải lo lắng tìm cách đối phó với bệnh.
Điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa
Để cho việc
chữa bệnh mề đay mẩn ngứa đạt hiệu quả thì trước tiên người bệnh cần xác định và loại bỏ được các nguyên nhân gây ra bệnh của mình .Chú ý đến những loại thực phẩm, các loại thuốc hay những thứ mình tiếp xúc trong thời gian gần nhất và tránh xa những thứ này ra.
- Trường hợp cấp tính bệnh có thể tự khỏi hoặc khỏi sau khi bạn sử dụng thuốc điều trị chống ngứa, chống viêm . Nếu bị ngứa nhiều có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (một phần giấm hai phần nước), Mentol 1%, dung dịch Calamine để thoa hay tắm.
- Trường hợp bệnh mãn tính: Cần phải xác định rõ nguyên nhân thì mới có hướng điều trị bệnh cụ thể. Những nguyên nhân gây nổi mề đay mãn tính thường là do các căn bệnh nội khoa nên bạn cần phải làm thêm một số xét nghiệm chuyên khoa để xác định và loại bỏ được nguyên nhân này.
Trong quá trình điều trị bệnh bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Ăn ít muối khi bị mề đay cấp tính
- Tuyệt đối không gãi và chà sát lên vùng da bị dị ứng khiến bệnh lan rộng và da bị tổn thương lâu lành.
- Mặc quần áo thoáng mát và giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ.
- Giữ ấm cơ thể và tránh gió nếu bạn không muốn mình bị ngứa ngáy dữ dội hơn.
Một số bài thuốc trị mề đay từ dân gian
Nguyên liệu: 100gr đủ đủ, 1 củ gừng tươi và 1 ít giấm
Cách thực hiện: Đu đủ và gứng tươi xắt thành những lát nhỏ và cho vào nồi cùng với giấm. Nấu các nguyên liệu này với lửa riu riu cho đến khi giấm trong nồi cạn hết. Dùng bài thuốc này ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều sẽ giúp bạn giảm bớt ngứa ngáy khó chịu.
Nguyên liệu : nửa chén giấm trắng, nửa chén đường và 1 củ gừng
Cách thực hiện: Gừng đem rửa sạch và xắt thành sợi nhỏ. CHo tất cả các nguyên liệu vào nồi cùng với 2 chén nước nhỏ. Đun sôi khoảng 5 phút cho đường tan hết là được. Bạn gạn bỏ bã, lấy nước chia làm 2 lần uống trong ngày
Nguyên liệu: 3 trái sơn trà, 5 thìa mạch nha, một ít lá tre và vài lát cam thảo.
Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi cùng với 3 chén nước. Bạn nấu với lửa lớn cho đến khi nước trong nồi cạn còn 1 chén thì vớt bỏ bã và lấy nước uống làm 2 lần trong ngày.
Trên đây là những thông tin chi tiết về
bệnh mề đay mẩn ngứa cũng như cách điều trị bệnh. Nhìn chung căn bệnh này không quá nguy hiểm , nó chỉ gây khó chịu và ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của chúng ta chứ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được bệnh bằng cách ăn ở sạch sẽ và chú ý không ăn những thức ăn, thuốc uống đã từng gây dị ứng cho bạn.
Bài viết: THUỐC CHỮA TRỊ BỆNH MỀ ĐAY MẨN NGỨA
Qua bài chia sẻ này thế là mình đã chữa thành công bệnh này cho bé con nhà mình. Cảm ơn chị nhiều ! cảm ơn bác sĩ tại trung tâm thừa kế và ứng dụng Đông Y Việt Nam.
ReplyDeleteMình cũng bị bệnh này, cứ trời nóng lên là biết tay nhau ngay nhất là khi uống cốc bia hoặc chén rượi thì người cứ mẩn hết lên.
ReplyDelete